Xét nghiệm ADN thai nhi có được không? đang là vấn đề được rất nhiều người quan tâm.Câu trả lời là hoàn toàn được. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xét nghiệm ADN thai nhi qua bài viết sau:
Xét nghiệm ADN thai nhi là hoàn toàn có thể
Các phương pháp xét nghiệm ADN thai nhi
Có ba loại xét nghiệm ADN có thể được thực hiện trong khi đang mang thai; Xét nghiệm ADN trước sinh không xâm lấn, chọc ối và xét nghiệm sinh thiết gai nhau.
Xét nghiệm ADN trước sinh không xâm lấn
ADN được thu thập từ người mẹ và người cha cần xác định huyết thống. Sau đó ADN này sẽ được phân tích và so sánh với ADN của con được tìm thấy trong máu của mẹ.
Chọc ối
– Đây là xét nghiệm ADN xâm lấn được thực hiện vào khoảng tuần 14 đến tuần thứ 20. Thai phụ sẽ được chọc ối dưới hướng dẫn của siêu âm, nước ối sẽ được rút ra qua thành bụng bằng 1 cây kim rất nhỏ, sau đó mẫu nước ối này sẽ được thực hiện các xét nghiệm ADN.
Thông thường lượng nước ối cần lấy là 15- 30 ml. Cơ thể bạn sẽ tái tạo lại lượng nước ối được lấy ra và bé sẽ không bị thiếu ối sau khi thực hiện xét nghiệm. Một số sản phụ sẽ bị đau bụng nhẹ sau khi chọc ối, bác sĩ sẽ đưa thuốc uống và thai phụ nên nghỉ ngơi vào ngày chọc ối. Ngày hôm sau tình trạng đau bụng sẽ giảm.Tai biến và nguy cơ quan trọng nhất của chọc ối là có thể gây sẩy thai, vỡ ối, nhiễm trùng.
Xét nghiệm sinh thiết gai nhau:
Xét nghiệm này được thực hiện từ tuần thứ 10 đến tuần thứ 13. Sinh thiết gai nhau là lấy 1 ít mô bánh nhau từ tử cung. Mẫu gai nhau sẽ được lấy bằng kim hoặc ống thông qua đường bụng. Trong thủ thuật này, sản phụ sẽ được gây tê để giảm đau và bớt căng thẳng. Sau thủ thuật sản phụ có thể bị xuất huyết âm đạo nhẹ. Nguy cơ sẩy thai của thủ thuật khoảng 1/500.
* Xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn.
– Cơ sở khoa học của xét nghiệm ADN không xâm lấn: Dựa trên cơ sở nghiên cứu khoa học, ngay từ những ngày đầu thụ thai ( khoảng 3 tuần ), ADN tự do của thai nhi (Cff DNA – Cell free fetal DNA) đã hòa lẫn trong máu của người mẹ. Sự tồn tại của các ADN tự do này chính là kết quả của quá trình các tế bào nhau thai già tự nhiên (tế bào chết) được giải phóng ADN vào máu của sản phụ.
Trong xét nghiệm này, dữ liệu ADN (SNP profile) của thai nhi được so sánh với dữ liệu ADN của người cha nghi vấn nhằm xác định có hay không mối quan hệ huyết thống bằng cách sử dụng phản ứng PCR khuếch đại đặc hiệu hàng trăm SNP với độ chính xác lên tới > 99,999 %.
ADN tự do của thai nhi có trong máu của người mẹ
– Xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn có an toàn không?: Do không cần tiếp xúc trực tiếp với bào thai khi thu mẫu, phương pháp xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn rất an toàn, bạn không cần phải lo lắng liệu rằng xét nghiệm ADN thai nhi có nguy hiểm không. Sự phát triển về công nghệ đã khiến việc xét nghiệm ADN trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
Trước đây việc xét nghiệm chủ yếu phụ thuộc vào nước ối của thai phụ, tuy nhiên phương pháp này tiềm tàng nhiều rủi ro. Giờ đây chúng ta hoàn toàn có thể biết được huyết thống của thai nhi ngay từ khi còn trong bụng mẹ từ 7 tuần tuổi, hay nói cách khác là xét nghiệm ADN thai nhi 7 tuần.
Tuy nhiên việc xét nghiệm ADN thai nhi hết sức nhạy cảm, liên quan đến vấn đề đạo đức và sức khoẻ của mẹ và bé. Do đó, chuyên gia khuyến cáo các bậc phụ huynh chỉ xét nghiệm ADN thai nhi khi thật sự cần thiết và phải suy nghĩ kĩ lưỡng trước khi đưa ra quyết định này.
– Chi phí xét nghiệm ADN không xâm lấn: Xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn có chi phí thấp nhất từ 21 triệu đồng đối với 1 mẫu máu sản phụ và 1 mẫu sinh phẩm từ người cha giả định.
Thời gian | Chi phí | Thêm 1 mẫu |
7 – 10 ngày | 21.000.000đ | 8.000.000đ |
3 – 5 ngày | 25.000.000đ | 8.000.000đ |
* Lưu ý: Bảng giá trên mang tính chất tham khảo. Chi tiết vui lòng liên hệ trung tâm xét nghiệm theo số hotline: 0966.053.058 để được hỗ trợ nhanh chóng và chính xác nhất.
– Xét nghiệm ADN không xâm lấn có chính xác không?: Xét nghiệm ADN không xâm lấn có kết quả chính xác gần như tuyệt đối, độ chính xác lên đến hơn 99,99999%. Điều này được lý giải bởi cơ sở khoa học và các nghiên cứu của các chuyên gia.
Theo các nghiên cứu, cff-ADN (ADN thai nhi tự do) chiếm khoảng 11% – 13,4% ADN tự do có trong máu mẹ. Từ tuần thứ 7 của thai kỳ, thai nhi bắt đầu phóng thích ADN tự do vào trong máu mẹ, và tăng dần trong quá trình mang thai. Sau đó ADN thai nhi tự do giảm nhanh trong máu mẹ trong vòng 24 giờ sau khi sinh.
Để tiến hành xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn, các chuyên gia vận dụng kỹ thuật NIPT (Non-Invasive Prenatal Test) được dùng để tách chiết và phân tích các ADN tự do. Vì ADN thai nhi tự do chiếm một lượng lớn trong máu thai phụ nên quá trình phân tích, so sánh diễn ra được thuận lợi và cho kết quả với độ chính xác cao.
– Xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn cho ra kết quả thế nào?: Sau khi phân tích giám định ADN, kết quả trả về sẽ có 2 loại:
Được loại trừ: Người cha giả định được loại trừ. Nghĩa là người cha nghi vấn không phải là cha sinh học (cha đẻ) của thai nhi. Kết quả này khẳng định khả năng về mối quan hệ huyết thống cha – con của những người tham gia xét nghiệm là < 0,001 %.
Không loại trừ: Người cha giả định không được loại trừ. Có nghĩa là người cha nghi vấn là cha sinh học (bố đẻ) của người con với xác suất > 99.999% .
Tất cả các mẫu xét nghiệm ADN huyết thống tại các trung tâm uy tín đều được bảo quản cẩn thận để không làm ảnh hưởng đến chất lượng mẫu cũng như tránh trường hợp nhầm lẫn trước khi gửi về trung tâm xét nghiệm.
Sau đó, thực hiện đúng quy trình nghiêm ngặt chuẩn Quốc tế để phân tích giám định và đưa ra kết quả chính xác cao nhất cho khách hàng.
– Mẫu sinh phẩm được dùng trong xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn: Mẫu ADN thai nhi được lấy từ mẹ: mẫu sinh phẩm là 7ml đến 10ml mẫu máu ngoại vi của thai phụ. Người mẹ mang thai có thể thực hiện xét nghiệm bất cứ khi nào kể từ tuần thai thứ 7 hoặc khi có tim thai cho đến hết thai kỳ.
Với mẫu người cha nghi vấn: Người cha có thể sử dụng mẫu máu, mẫu niêm mạc miệng là hai mẫu thông dụng nhất. Một số mẫu sinh phẩm khác như tóc có chân yêu cầu từ 10 sợi trở lên, móng tay, móng chân yêu cầu từ 7 – 8 móng trở lên. Số lượng yêu cầu nhiều hơn xét nghiệm thông thường một chút…
Xét nghiệm không xâm lấn chỉ cần lấy 7ml đến 10ml mẫu máu của thai phụ
– Đối tượng nào không nên thực hiện xét nghiệm ADN không xâm lấn?: Một số đối tượng sau đây nên cân nhắc kỹ trước khi thực hiện xét nghiệm vì có thể cho ra kết quả không chính xác:
+ Trường hợp mang thai hộ, người mẹ nhận trứng hiến tặng.
+ Thai phụ thiếu máu trong thời kỳ mang thai, truyền máu ( trong vòng 1 năm ), đã thực hiện ghép tủy xương hoặc ghép tạng, sử dụng liệu pháp tế bào gốc
+ Phụ nữ mang thai sinh đôi hoặc mang thai nhờ cấy phôi IVF >= 2 phôi nên cân nhắc.
+ Vì trong mẫu máu của người mẹ mang thai đôi sẽ tồn tại cả ADN tự do của hai em bé. Công nghệ hiện tại chưa thể phân tách riêng từng loại ADN của các thai nhi song sinh ở giai đoạn trong bụng mẹ.
* Xét nghiệm ADN xâm lấn là gì?
Xét nghiệm ADN xâm lấn là một loại xét nghiệm ADN được thực hiện trước khi sinh nhằm mục đích xác định huyết thống hoặc phát hiện dị tật của thai nhi. Khác với phương pháp xét nghiệm không xâm lấn (NIPP), xét nghiệm ADN xâm lấn bao gồm quá trình xâm nhập trực tiếp của các thiết bị y tế vào phần tế bào tiếp xúc với thai nhi trong bụng mẹ để lấy mẫu xét nghiệm.
Xét nghiệm ADN bằng phương pháp chọc ối
– Xét nghiệm ADN thai nhi bằng phương pháp chọc ối là gì?: Xét nghiệm ADN thai nhi bằng cách lấy nước ối là quá trình phân tích và so sánh các vật chất di truyền chứa trong nước ối (phần nước xung quanh thai nhi trong bào thai của thai phụ) với mẫu sinh phẩm của người thân giả định để xác định mối quan hệ huyết thống (chủ yếu là mối quan hệ cha con). Hơn nữa, xét nghiệm này còn giúp sàng lọc và chẩn đoán một số bệnh di truyền trước sinh.
Phương pháp chọc ối được sử dụng khi thai phụ có tuần thai trong khoảng 15 đến 23 để đảm bảo độ lớn của bào thai và đảm bảo an toàn cho thai nhi cũng như sức khỏe của thai phụ. Khi tiến hành thực hiện bác sĩ sẽ sử dụng một cây kim rất nhỏ và máy siêu âm để có thể lấy nước ối ra khỏi bào thai một cách an toàn không để ảnh hưởng đến thai nhi.
Thai nhi từ 15 đến 23 tuần tuổi có thể làm chọc ối
– Các bước tiến hành chọc ối xét nghiệm ADN:
Bước 1: Chuyên gia tiến hành siêu âm thai nhi để xác định tuổi thai và vị trí chọc ối an toàn, vệ sinh và tiêm thuốc tên phần bụng cho thai phụ.
Bước 2: Bác sĩ dùng 1 kim tiêm dài và mảnh để chọc vào vị trí đã khử trùng, rút khoảng 10 đến 15 ml nước ối có màu vàng nhạt.
Bước 3: Mẫu nước ối thu được lại được bảo quản trong ống chuyên dụng, sau đó được đem đi kiểm tra, xét nghiệm.
Bước 4: Kiểm tra em bé trong bụng xem có mạnh khoẻ hay không, cho thai phụ nằm nghỉ ngơi.
– Những lưu ý trong quá trình chọc ối:
+ Trong quá trình chọc ối, thai sản có thể có cảm giác co thắt khi kim đâm qua thành bụng nhưng yên tâm không ảnh hưởng đến thai nhi vì quá trình chọc ối được quan sát bằng siêu âm.
+ Mẹ bầu không nên vận động, làm việc mạnh trong vòng 1 ngày sau khi chọc ối
+ Nếu sau khi thực hiện lấy mẫu nước ối sản phụ có các biểu hiện như đau bụng, xuất huyết, sốt…. cần đưa đến bệnh viện để kịp thời theo dõi và xử lý kịp thời tránh những trường hợp xảy ra không mong muốn.
Xét nghiệm ADN thai nhi xâm lấn bằng sinh thiết gai nhau
– Xét nghiệm ADN thai nhi xâm lấn bằng sinh thiết gai nhau là gì?: Sinh thiết gai nhau còn được gọi với một cái tên khác là sinh thiết gai rau. Đây là phương pháp sử dụng một phần rất nhỏ mô ở bánh nhau của thai phụ, kết hợp với kỹ thuật dùng các hóa chất chuyên dụng tách chiết ADN của thai nhi từ mẫu bánh nhau của thai phụ. Sinh thiết gai rau được thực hiện khi thai được 12 – 14 tuần tuổi, với vị trí bánh nhau thuận lợi, trước thời điểm túi ối lấp đầy khoang tử cung.
Trong các mẫu bánh nhau được lấy ra có các ADN của thai nhi nhờ quá trình trao đổi chất của thai nhi bên trong cơ thể mẹ. Vì thế nên ADN sẽ có lẫn trong mẫu nhau thai và quá trình phân tích ADN có thể xác định được quan hệ huyết thống giữa thai nhi và người cha giả định. Tương tự như chọc ối xét nghiệm ADN, ngoài việc xác định huyết thống thì còn có thể thông qua phương pháp này sàng lọc và chẩn đoán được một số bệnh di truyền ở thai nhi để cso phương án can thiệp điều trị kịp thời.
Sinh thiết gai rau được thực hiện khi thai được 12 – 14 tuần tuổi
– Quy trình sinh thiết nhau thai xét nghiệm ADN:
Bước 1: Bác sĩ tiến hành khám và siêu âm thai để xác định tuần tuổi và đảm bảo an toàn trước khi xét nghiệm.
Bước 2: Thai phụ được gây tê để giảm đau và giảm bớt căng thẳng
Bước 3: Bác sĩ dùng kim hoặc ống thông qua đường bụng để lấy một ít mô bánh nhau ở tử cung của người mẹ. Quá trình này có thể gây ra xuất huyết âm đạo nhẹ.
Bước 4: Theo dõi thân nhiệt của người mẹ sau khi sinh thiết gai nhau để kịp thời xử lí nếu có dấu hiệu sốt do nhiễm trùng.
– Lưu ý khi sinh thiết gai nhau:
+ Sau khi sinh thiết gai nhau, sản phụ tránh làm việc nặng trong vòng 1 ngày.
+ Tránh quan hệ tình dục trong vòng 3 đến 4 ngày.
+ Nếu gặp tình trạng bất thường như chuột rút, âm đạo nổi mẩn đỏ, cần đến gặp bác sĩ để được xử lý.
Xét nghiệm ADN xâm lấn có nguy hiểm không?
– Xét nghiệm ADN xâm lấn nhìn chung khá an toàn, tuy nhiên trong một số tình huống hi hữu vẫn có những rủi ro như:
+ Sảy thai (tỉ lệ thấp, khoảng 1/500)
+ Rò rỉ nước ối
+ Chuột rút
+ Kích ứng vết chọc hoặc âm đạo
+ Nhiễm trùng
+ Đặc biệt, đối với mẹ bầu mang nhóm máu Rh- cần hết sức cẩn trọng bởi loại nhóm máu này thuộc loại hiếm, khi mang bầu dễ bị sảy thai hơn và dễ gặp các vấn đề liên quan đến máu.
Do bản chất của 2 phương pháp này đều là xâm lấn vào nơi tiếp xúc với thai nhi nên trước khi thực hiện thu mẫu xét nghiệm phải trải qua bước siêu âm để đảm bảo an toàn. Mức độ an toàn của phương pháp chọc ối hay sinh thiết gai nhau là như nhau (99,8%), và tỉ lệ rủi ro là 0,2%.
Đối tượng nên xét nghiệm ADN xâm lấn
– Phụ nữ mang thai trên 30 tuổi đặc biệt là sau 35 tuổi vì phụ nữ mang thai ở độ tuổi này, thai nhi có tỉ lệ mắc các dị tật cao hơn.
– Phụ nữ có tiền sử sảy thai hay thai lưu.
– Thai phụ có kết quả siêu âm thai nhi hay bất thường trong quá trình mang thai.
– Thai phụ có kết quả xét nghiệm NIPT, double test, triple test bất thường.
– Trong cả gia đình người mẹ hoặc người cha có người mắc phải các bệnh liên quan đến đột biến nhiễm sắc thể.
– Phụ nữ mang đa thai hoặc mang thai nhờ thụ tinh nhân tạo.
– Phụ nữ có con bị dị tật trước đó.
Độ chính xác của xét nghiệm ADN xâm lấn
Độ chính xác của xét nghiệm ADN xâm lấn gần như tuyệt đối, lên đến hơn 99,99999%, tương tự với xét nghiệm ADN thông thường (xét nghiệm ADN sau sinh).
Độ chính xác của kết quả xét nghiệm ADN xâm lấn được chứng minh dựa trên cơ sở khoa học về quy luật di truyền của con người. Cơ thể mỗi người được hình thành từ hàng vạn tế bào và trong mỗi tế bào ấy luôn chứa các thông tin di truyền đặc trưng của cơ thể, chính là ADN. Mỗi ADN của con người được thừa hưởng từ một nửa ADN của bố và một nửa còn lại là ADN của mẹ. Điều này là minh chứng cho mối quan hệ huyết thống giữa bố mẹ và con cái, và mối quan hệ này được xác minh nhờ ADN.
Lưu ý khi xét nghiệm ADN xâm lấn
– Thứ nhất, sản phụ cần cân nhắc thật kỹ giữa yếu tố an toàn và chi phí xét nghiệm vì xét nghiệm ADN xâm lấn giúp tiết kiệm chi phí hơn nhưng lại có rủi ro, mặc dù tỉ lệ khá thấp.
– Thứ hai, trước khi xét nghiệm, thai phụ hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và nắm được các vấn đề liên quan đến thu mẫu xét nghiệm.
– Thứ ba, chồng và người thân của sản phụ cần quan tâm đến sức khỏe sản phụ, biết động viên để mẹ bầu không bị áp lực hay ảnh hưởng tâm lý.
– Thứ tư, ngoài ra nếu các mẹ bầu muốn an toàn hơn cho bản thân và cả thai nhi trong bụng, có thể thực hiện xét nghiệm ADN không xâm lấn.
Nếu đang gặp phải những vấn đề trên hoặc có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến thủ tục xét nghiệm ADN, bạn hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0966.053.058 để gặp chuyên viên của Trung tâm xét nghiệm ADN để được hỗ trợ và giải đáp thắc mắc.
——————————–
TRUNG TÂM XÉT NGHIỆM ADN
Địa chỉ tại Hà Nội: Số 32 Đỗ Quang, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy.
Địa chỉ tại TP Hồ Chí Minh: Số 306, Nguyễn Văn Lượng, phường 16, quận Gò Vấp.
Địa chỉ tại Đà Nẵng: Số 48 Mai Dị, phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu.
Hotline: 0966.053.058
Email: trungtamadn.lhb@gmail.com
Website: https://adnlhb.vn/
Facebook: https://www.facebook.com/TrungtamAdn