MANG THAI CÓ THỂ XÉT NGHIỆM ADN ĐƯỢC KHÔNG?

Mang thai có thể xét nghiệm ADN được không?. Theo các chuyên gia, khi mang thai có thể làm xét nghiệm ADN được. Tuy nhiên, xét nghiệm này cần được thực hiện đúng thời điểm, đúng phương pháp thì mới đảm bảo an toàn cho thai nhi, thai phụ và đạt độ chính xác cao. Bài viết dưới đây sẽ làm sáng tỏ mang thai có thể xét nghiệm ADN được không và những lưu ý xét nghiệm ADN khi mang thai.

Mang thai hoàn toàn có thể xét nghiệm ADN.

1. Mang thai có thể xét nghiệm ADN được không?

Cơ sở của xét nghiệm ADN là phân tích, giải mã trình tự sắp xếp gen để từ đó đối chiếu với trình tự sắp xếp gen của người cha giả định và đưa ra kết luận có hay không có mối quan hệ huyết thống. 

Theo các chuyên gia, khi mang thai hoàn toàn có thể thực hiện xét nghiệm ADN.

Sở dĩ, trong quá trình mang thai có thể làm được xét nghiệm ADN là vì lượng ADN của thai nhi được giải phóng và di chuyển tự do trong máu mẹ xuyên suốt thai kỳ. Chính vì vậy, người ta có thể sử dụng mẫu máu tĩnh mạch, lấy dịch nước ối hoặc tế bào gai nhau để tiến hành xét nghiệm ADN.

Lượng ADN của thai nhi được giải phóng và di chuyển tự do trong máu mẹ

2. Thời điểm nào khi mang thai mẹ có thể thực hiện xét nghiệm ADN?

Các xét nghiệm ADN thai nhi có thể thực hiện từ khi thai nhi được 7 tuần tuổi. Đối với một số phương pháp có xâm lấn được tiến hành muộn hơn:

  • Từ tuần 12 – 14  tuần đối với phương pháp sinh thiết nhau gai.
  • Từ tuần 15 – 23 tuần đối với phương pháp chọc ối.

Lý giải điều này là do từ tuần thứ 7 trở đi nồng độ ADN tự do (hay còn gọi là cfDNA) giải phóng vào máu mẹ mới đủ để tiến hành xét nghiệm. 

Ngoài ra, còn do một số nguyên nhân sau: 

  • An toàn cho mẹ và bé: Thời điểm này thể trạng của mẹ và thai nhi đã dần ổn định, ít biến đổi nên khi thực hiện các xét nghiệm này ít xảy ra biến chứng. 
  • Độ chính xác cao: Khi nồng độ ADN tự do trong máu tĩnh mạch của mẹ đủ để tiến hành xét nghiệm sẽ hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra tình trạng kết quả sai lệch, âm tính hoặc dương tính giả.

Tuỳ vào tuổi thai và tình trạng thai, trung tâm sẽ tư vấn phương pháp xét nghiệm ADN thai phù hợp.

3. Các phương pháp xét nghiệm ADN thai nhi hiện nay

Xét nghiệm ADN thai nhi hiện nay bao gồm 3 phương pháp là chọc ối, sinh thiết gai nhau và phương pháp không xâm lấn 

3.1. Phương pháp xét nghiệm ADN thai nhi xâm lấn

Xét nghiệm ADN thai nhi xâm lấn gồm chọc ối và sinh thiết thai nhi chỉ được thực hiện khi có chỉ định của bác sĩ: 

1 – Chọc ối

Trong quá trình tái hấp thụ nước ối, dây rốn da và màng ối của thai nhi, ADN của trẻ sẽ tồn tại trong nước ối. Do đó, đây là phương pháp chọc ối tương đối chính xác nhằm khẳng định mối quan hệ huyết thống giữa cha và đứa con chưa chào đời.

Chọc ối xét nghiệm ADN là phương pháp xâm lấn được thực hiện từ tuần thai thứ 15 -23 vì đây là thời điểm ít gây ảnh hưởng đến thai nhi nhất. Phương pháp xét nghiệm này có thể làm tăng nguy cơ sảy thai (thống kê cho thấy tỉ lệ sảy thai là dưới 0,5%). 

Chọc ối là thủ thuật y khoa được tiến hành như sau: 

  • Bước 1: Bác sĩ chuyên khoa sẽ thực hiện siêu âm để kiểm tra tư thế và nhịp tim của thai nhi.
  • Bước 2: Sát khuẩn vùng da cần chọc kim. 
  • Bước 3: Dùng kim hút 15 – 30 ml dịch ối để làm xét nghiệm. 

Chọc ối chứa một số ưu, nhược điểm sau: 

  • Ưu điểm: Cho kết quả xét nghiệm chính xác cao, sử dụng các marker kiểm chứng dễ dàng, thời gian cho kết quả nhanh (1-2 ngày)
  • Nhược điểm: Gia tăng nguy cơ sảy thai hoặc nhiễm trùng khi tiến hành xét nghiệm. 

Phương pháp chọc ối

2 – Sinh thiết gai nhau

Xét nghiệm này được thực hiện bằng cách lấy một mẫu tế bào là phần đệm bao quanh phôi thai (gai thai) để phân tích và từ đó kết luận thai nhi có quan hệ huyết thống với người cha giả định hay không. 

Sinh thiết gai thai được thực hiện từ khá sớm (từ tuần thai thứ 12 đến tuần thai thứ 14). Xét nghiệm này có thể gây sảy thai (ước tính tỉ lệ sảy thai khi thực hiện xét nghiệm này là 1/500). Kết quả xét nghiệm sẽ có sau 2 – 4 tuần thực hiện. 

Sinh thiết gai thai chứa một số ưu nhược điểm sau: 

  • Ưu điểm: Cho kết quả chẩn đoán chính xác cao. 
  • Nhược điểm: Làm tăng nguy cơ sảy thai hoặc nhiễm trùng khi tiến hành xét nghiệm. Cho kết quả chậm (sau 2 – 4 tuần làm xét nghiệm).

Sinh thiết gai nhau

3.2. Phương pháp xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn

Cơ sở của phương pháp xét nghiệm ADN không xâm lấn là phân tích ADN tự do của thai nhi có trong máu tĩnh mạch của người mẹ, sau đó bác sĩ hoặc chuyên gia sẽ giải trình tự gen và kết luận có hoặc không có mối quan hệ huyết thống giữa thai nhi và người cha giả định. 

Xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn chỉ sử dụng 7 – 10ml máu đường tĩnh mạch của mẹ bầu để làm xét nghiệm nên rất an toàn và không gây ra rủi ro nào nghiêm trọng. Xét nghiệm này được thực hiện từ tuần thứ 7 của thai kỳ. 

Xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn có một số ưu và nhược điểm, ví dụ như:

  • Ưu điểm: Độ chính xác cao (tới 99.9%) và khả năng xảy ra tình trạng dương tính, âm tính giả rất thấp. Bên cạnh đó, xét nghiệm này rất an toàn cho cả thai nhi và thai phụ. Kết quả có sau 2-4 ngày.
  • Nhược điểm: Chi phí thực hiện cao hơn so với các phương pháp khác

Phương pháp xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn

4. Xét nghiệm ADN khi mang thai có an toàn không?

Xét nghiệm ADN khi mang thai có an toàn khi được thực hiện đúng phương pháp và đúng chỉ dẫn của các bác sĩ, chuyên gia.

Trong các phương pháp xét nghiệm ADN khi mang thai thì phương pháp không xâm lấn được đánh giá là phương pháp an toàn, không gây ra rủi ro nào nghiêm trọng tới sức khỏe của mẹ bầu. Đây cũng là phương pháp được các chuyên gia khuyến nghị thực hiện.

Xét nghiệm ADN bằng các xét nghiệm xâm lấn có thể xảy ra một số rủi ro như nhiễm trùng nước ối, sảy thai, rò rỉ nước ối,…

Chính vì vậy, phương pháp này không được khuyến nghị khi thực hiện xét nghiệm ADN, đặc biệt là trong những tháng đầu của thai kỳ. 

 

5. Lưu ý khi xét nghiệm ADN khi mang thai 

Xét nghiệm ADN khi mang thai không được thực hiện hoặc kết quả xét nghiệm không chính xác trong các trường hợp sau:

  • Đa thai hoặc hiện tượng thai nhi tiêu biến.
  • Thai IVF chuyển nhiều hơn 1 phôi.
  • Trường hợp mang thai hộ, người mẹ nhận trứng hiến tặng.
  • Thai phụ mang khối u.
  • Thiếu máu trong thai kỳ, truyền máu (trong vòng 1 năm), ghép tủy xương hoặc ghép tạng, sử dụng liệu pháp tế bào gốc.
  • Thai phụ hoặc người cha giả định có ít nhất hai tập hợp tế bào có bộ nhiễm sắc thể mang các gen khác hẳn nhau ở hai dòng tế bào.

Nếu đang gặp phải những vấn đề trên hoặc có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến thủ tục xét nghiệm ADN, bạn hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0966.053.058 để gặp chuyên viên của Trung tâm xét nghiệm ADN để được hỗ trợ và giải đáp thắc mắc.

———————————

TRUNG TÂM XÉT NGHIỆM ADN

Địa chỉ tại Hà Nội: Số 32 Đỗ Quang, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy.

Địa chỉ tại TP Hồ Chí Minh: Số 306, Nguyễn Văn Lượng, phường 16, quận Gò Vấp.

Địa chỉ tại Đà Nẵng: Số 48 Mai Dị, phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu.

Địa chỉ tại Hà Tĩnh: Số 24-26 Phan Đình Phùng, Phường Nam Hà, Thành phố Hà Tĩnh.

Hotline: 0966.053.058

Email: trungtamadn.lhb@gmail.com

Website: https://adnlhb.vn/

 

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.