XÉT NGHIỆM ADN THAI NHI CÓ AN TOÀN KHÔNG?

Rất nhiều câu hỏi được gửi đến trung tâm ADN với cùng thắc mắc rằng xét nghiệm ADN thai nhi có an toàn không? Câu trả lời là hoàn toàn an toàn khi thực hiện bằng phương pháp xét nghiệm ADN không xâm lấn. Chi tiết thông tin sẽ đươc giải  đáp qua bài viết dưới đây:

 

Xét nghiệm ADN thai nhi là hoàn toàn an toàn đối với thai phụ và thai nhi

Cơ sở khoa học của xét nghiệm ADN thai nhi

Bộ gen của người gồm có 23 cặp nhiễm sắc thể, trong đó có 22 cặp nhiễm sắc thể thường và 1 cặp nhiễm sắc thể giới tính. Các gen nằm trên nhiễm sắc thể quy định các tính trạng của cơ thể và được di truyền qua nhiều thế hệ. Con cái luôn được thừa hưởng tử 23 chiếc nhiễm sắc thể từ bố (tinh trùng) và 23 chiếc nhiễm sắc thể từ mẹ (trứng). Sử dụng các marker ADN nằm trên nhiễm sắc thể giúp xác định được các gen di truyền từ cha.

Ngay từ khi còn trong bụng mẹ thì thai nhi đã có khả năng trao đổi chất, phát triển, do đó liên quan để việc thải các đoạn DNA từ cơ thể ra bên ngoài. Đó là cơ sở của xét nghiệm ADN cha con khi mang thai.

ADN tự do của thai nhi trong máu của thai phụ

Các phương pháp xét nghiệm ADN thai nhi

Có ba loại xét nghiệm ADN có thể được thực hiện trong khi đang mang thai; Xét nghiệm ADN trước sinh không xâm lấn, chọc ối và xét nghiệm sinh thiết gai nhau.

– Xét nghiệm ADN trước sinh không xâm lấn:

ADN được thu thập từ người mẹ và người cha cần xác định huyết thống. Sau đó ADN này sẽ được phân tích và so sánh với ADN của con được tìm thấy trong máu của mẹ.

– Chọc ối:

Đây là xét nghiệm ADN xâm lấn được thực hiện vào khoảng tuần 15 đến tuần thứ 23. Thai phụ sẽ được chọc ối dưới hướng dẫn của siêu âm, nước ối sẽ được rút ra qua thành bụng bằng 1 cây kim rất nhỏ, sau đó mẫu nước ối này sẽ được thực hiện các xét nghiệm ADN.

Thông thường lượng nước ối cần lấy là 15- 30 ml. Cơ thể bạn sẽ tái tạo lại lượng nước ối được lấy ra và bé sẽ không bị thiếu ối sau khi thực hiện xét nghiệm. Một số sản phụ sẽ bị đau bụng nhẹ sau khi chọc ối, bác sĩ sẽ đưa thuốc uống và thai phụ nên nghỉ ngơi vào ngày chọc ối. Ngày hôm sau tình trạng đau bụng sẽ giảm.Tai biến và nguy cơ quan trọng nhất của chọc ối là có thể gây sẩy thai, vỡ ối, nhiễm trùng.

Cận cảnh quá trình chọc ối

– Xét nghiệm sinh thiết gai nhau:

Xét nghiệm này được thực hiện từ tuần thứ 12 đến tuần thứ 14. Sinh thiết gai nhau là lấy 1 ít mô bánh nhau từ tử cung. Mẫu gai nhau sẽ được lấy bằng kim hoặc ống thông qua đường bụng. Trong thủ thuật này, sản phụ sẽ được gây tê để giảm đau và bớt căng thẳng. Sau thủ thuật sản phụ có thể bị xuất huyết âm đạo nhẹ. Nguy cơ sẩy thai của thủ thuật khoảng 1/500.

Xét nghiệm ADN thai nhi có an toàn không?

Xét nghiệm ADN thai nhi hoàn toàn an toàn. Tuy nhiên mức độ an toàn phụ thuộc vào tuổi thai và phương pháp xét nghiệm tương ứng. Dưới đây chúng tôi sẽ đánh giá mức độ an toàn của 3 phương pháp xét nghiệm ADN thai nhi hiện nay:

*  Xét nghiệm ADN trước sinh không xâm lấn:

Đây được coi là phương pháp an toàn nhất đối với cả thai nhi và thai phụ bởi những lý do sau:

– Xét nghiệm được thực hiện từ khi thai nhi được 7 tuần tuổi

– Xét nghiệm được thực hiện bằng cách lấy từ 7ml đến 10ml máu lấy từ đường tĩnh mạch của người mẹ để thực hiện phân tích ADN của thai nhi. Việc lấy mẫu hoàn toàn không xâm lấn tới thai nhi, không gây đau đớn cho thai phụ,việc lấy máu được thực hiện nhanh gọn (chỉ mất 2-3 phút) bởi những bác sĩ có kinh nghiệm.

– Người cha giả định có thể lấy mẫu bằng máu, tóc, móng tay, móng chân, niêm mạc miệng…

– Độ chính xác của xét nghiệm cao, độ chính xác lên đến 99.99% đến 100%. 

– Thời gian trả kết quả nhanh chóng: chỉ mất 3-5 ngày làm việc

Xét nghiệm không xâm lấn được coi là phương pháp xét nghiệm ADN thai nhi an toàn nhất

* Xét nghiệm ADN thai nhi bằng phương pháp chọc ối:

Đây là phương pháp xét nghiệm xâm lấn nên có thể gây ra những rủi ro và biến chứng trong khi tiến hành. Một số rủi ro có thể gặp phải khi thực hiện xét nghiệm chọc ối xét nghiệm ADN bao gồm:

Các rủi ro: 

– Sảy thai: Thực hiện xét nghiệm trong thời gian từ tuần thai thứ 15 đến tuần thai thứ 18 có nguy cơ sảy thai nhẹ, khoảng 0,1 – 0,3%. Điều này đồng nghĩa với việc cứ 100 người thực hiện chọc ối thì sẽ có 1 – 3 người bị sảy thai. Nguy cơ này tăng cao khi thực hiện trước tuần thứ 15 của thai kỳ.

–  Rò rỉ nước ối: Rủi ro này hiếm khi xảy ra nhưng cũng không thể loại bỏ hoàn toàn nguy cơ có thể gặp phải. Phần lớn các trường hợp lượng dịch ối mất đi ít sẽ được bù lại ngay sau đó và thai nhi vẫn tiếp tục phát triển như bình thường.

– Nhiễm trùng: Chọc ối cũng làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng tử cung.

–  Chấn thương kim: Trong quá trình thực hiện chọc ối, thai nhi có thể cử động chân tay hoặc di chuyển gây ra các chấn thương. Mặt khác, trường hợp chấn thương kim nghiêm trọng hiếm khi xảy ra.

–  Lây truyền nhiễm trùng: Nếu mẹ bầu mắc các bệnh lý như HIV/AIDS, viêm gan B, C, nhiễm toxoplasma,… thì khi thực hiện chọc ối sẽ làm tăng nguy cơ truyền bệnh sang thai nhi.

Có thể thấy, phương pháp chọc ối xét nghiệm ADN vẫn còn tồn tại nhiều rủi ro và ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Chính vì vậy, phương pháp xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn ngày càng được ưa chuộng và được nhiều chuyên gia khuyến nghị thực hiện.

Phương pháp chọc ối gây ra nhiều rủi ro và biến chứng

* Xét nghiệm ADN thai nhi bằng phương pháp sinh thiết gai nhau:

Đây là phương pháp  hạn chế độ an toàn nhất trong 3 phương pháp xét nghiệm thai nhi kể trên:

– Xét nghiệm được thực hiện khi thai được 12-14 tuần tuổi nhưng với vị trí bánh nhau thuận lợi

– Tuy được đánh giá là khá an toàn, tuy nhiên trong một số tình huống vẫn có những rủi ro như:

+ Sảy thai (tỉ lệ thấp, khoảng 1/500)

+ Rò rỉ nước ối

+ Chuột rút

+ Kích ứng vết chọc hoặc âm đạo

+ Nhiễm trùng

+ Đặc biệt, đối với mẹ bầu mang nhóm máu Rh- cần hết sức cẩn trọng bởi loại nhóm máu này thuộc

+ Mức độ an toàn của phương pháp sinh thiết gai nhau là như nhau (99,8%), và tỉ lệ rủi ro là 0,2%.

Xét nghiệm ADN thai nhi bằng phương pháp sinh thiết gai nhau

Nếu đang gặp phải những vấn đề trên hoặc có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến thủ tục xét nghiệm ADN, bạn hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0966.053.058 để gặp chuyên viên của Trung tâm xét nghiệm ADN để được hỗ trợ và giải đáp thắc mắc.

———————————

TRUNG TÂM XÉT NGHIỆM ADN

Địa chỉ tại Hà Nội: Số 32 Đỗ Quang, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy.

Địa chỉ tại TP Hồ Chí Minh: Số 306, Nguyễn Văn Lượng, phường 16, quận Gò Vấp.

Địa chỉ tại Đà Nẵng: Số 48 Mai Dị, phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu.
Hotline: 0966.053.058

Email: trungtamadn.lhb@gmail.com

Website: https://adnlhb.vn/

Facebook: https://www.facebook.com/TrungtamAdn

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.