Chọc ối xét nghiệm ADN có nguy hiểm không? Câu trả lời là không nguy hiểm nếu bạn tìm được trung tâm xét nghiêm uy tín và thực hiện đúng chỉ dẫn. Chọc ối là một trong 3 phương pháp xét nghiệm ADN phổ biến trong xét nghiệm ADN thai nhi. Bài viết dưới đây sẽ trả lời chi tiết câu hỏi “chọc ối xét nghiệm ADN có nguy hiểm không?”
Chọc ối xét nghiệm ADN là gì?
Chọc ối là một thủ thuật y khoa được thực hiện để lấy mẫu dịch ối của thai. Dịch ối được lấy bằng cách sử dụng một kim nhỏ xuyên qua thành bụng và cơ tử cung vào buồng ối.
Nước ối là chất lỏng bao phủ và làm nhiệm vụ bảo vệ, ngăn cản những tác động từ bên ngoài gây ảnh hưởng đến thai nhi. Trong nước ối có chứa tế bào thai nhi và nhiều loại protein khác nhau nên có thể dễ dàng lý giải vì sao nó được sử dụng để phân tích ADN.
Chọc ối là thủ thuật y khoa được thực hiện bằng cách lấy dịch ối của thai nhi
Chọc ối xét nghiệm ADN có nguy hiểm không?
So với xét nghiệm ADN bằng phương pháp không xâm lấn thì chọc ối xét nghiệm ADN tiềm ẩn rủi ro, nguy hiểm. Nhưng nếu bạn tìm được trung tâm uy tín và thực hiện đúng cách thì sẽ hạn chế tối đa rủi ro.
Những rủi ro khi thực hiện chọc ối xét nghiệm ADN.
Chọc dò ối là thủ thuật xâm lấn trực tiếp vào môi trường sống của thai nhi nên chọc ối mang những nguy cơ tiềm ẩn như:
- Sảy thai: Thực hiện xét nghiệm trong thời gian từ tuần thai thứ 15 đến tuần thai thứ 18 có nguy cơ sảy thai nhẹ, khoảng 0,1 – 0,3%. Điều này đồng nghĩa với việc cứ 100 người thực hiện chọc ối thì sẽ có 1 – 3 người bị sảy thai. Nguy cơ này tăng cao khi thực hiện trước tuần thứ 15 của thai kỳ.
- Rò rỉ nước ối: Rủi ro này hiếm khi xảy ra nhưng cũng không thể loại bỏ hoàn toàn nguy cơ có thể gặp phải. Phần lớn các trường hợp lượng dịch ối mất đi ít sẽ được bù lại ngay sau đó và thai nhi vẫn tiếp tục phát triển như bình thường.
- Nhiễm trùng: Chọc ối cũng làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng tử cung.
- Chấn thương kim: Trong quá trình thực hiện chọc ối, thai nhi có thể cử động chân tay hoặc di chuyển gây ra các chấn thương. Mặt khác, trường hợp chấn thương kim nghiêm trọng hiếm khi xảy ra.
- Lây truyền nhiễm trùng: Nếu mẹ bầu mắc các bệnh lý như HIV/AIDS, viêm gan B, C, nhiễm toxoplasma,… thì khi thực hiện chọc ối sẽ làm tăng nguy cơ truyền bệnh sang thai nhi.
Nếu không thật sự cần thiết, trong trường hợp không bắt buộc phải xét nghiệm ADN thai nhi hoặc có đủ điều kiện làm xét nghiệm ADN không xâm lấn thì bạn nên cân nhắc những rủi ro. Do đó trước khi thực hiện bất kỳ xét nghiệm có xâm lấn nào, thai phụ và gia đình cần có sự tư vấn của các bác sĩ và chuyên gia để cân nhắc và đưa ra quyết định phù hợp nhất.
Chọc ối xét nghiệm ADN bao nhiêu tiền?
Thông thường, chi phí xét nghiệm ADN xâm lấn bằng phương pháp chọc ối dao động từ 7.000.000 đến 8.000.000 đồng chưa bao gồm chi phí chọc ối.
Thời gian | Chi phí | Chi phí chọc ối |
1 – 2 ngày | 7.000.000đ | 2.000.000đ |
4 – 12 giờ | 8.000.000đ | 2.000.000đ |
Chi phí chọc ối xét nghiệm ADN thai nhi dao động từ 7.000.000 đồng – 8.000.000 đồng
Tại sao có thể chọc ối xét nghiệm ADN trẻ sơ sinh?
Vì nước ối là môi trường sống của thai nhi và có khả năng tái hấp thu nên trong nước ối cũng có các tế bào ADN của thai nhi. Điều này là nguyên nhân giúp cho việc xét nghiệm ADN huyết thống có thể được diễn ra bằng thủ thuật chọc ối.
Nước ối bắt đầu xuất hiện từ ngày thứ 12 của thai kỳ và có vai trò nuôi dưỡng thai nhi phát triển nhờ các chất sinh dưỡng trong đó. Nước ối có chứa da, màng ối, và dây rốn của thai nhi – những tế bào chứa ADN, và các chuyên gia hoàn toàn có thể tách chiết để tiến hành làm xét nghiệm xác định quan hệ huyết thống với người cha, hoặc chẩn đoán các nguy cơ bệnh về di truyền thai nhi có khả năng mắc phải.
Trong nước ối có chứa một lượng ADN nhất định của thai nhi
Khi thực hiện xét nghiệm ADN, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành chọc dò và thu mẫu nước ối của thai phụ để phân tích ADN so sánh với mẫu xét nghiệm của người cha. Với phương pháp chọc ối xét nghiệm ADN thai nhi, chuyên viên y tế sẽ phân tích mẫu dịch ối tiếp xúc trực tiếp với đứa bé và mẫu máu/tóc có chân tóc/móng tay của người cha.
Khi nào được thực hiện chọc ối xét nghiệm ADN an toàn?
Việc thực hiện chọc ối thường được diễn ra vào tuần thứ 15 đến tuần thứ 23 của thai kì, vì thời điểm này khả năng lấy nước ối thành công cao nhất, tỉ lệ gặp phải biến chứng cho cả mẹ và thai nhi là thấp nhất.
Do đó, các mẹ bầu được khuyên không nên chọc ối xét nghiệm ADN sớm hơn hay muộn hơi thời gian được khuyến nghị. Mặc dù trước khi chọc ối cần phải siêu âm để xác định tuần tuổi thai nhưng để đảm bảo an toàn cho cả thai phụ và thai nhi, mẹ bầu nên chủ động chú ý tuần tuổi thai để dễ dàng theo dõi và khám, xét nghiệm.
Quy trình chọc dò lấy mẫu nước ối an toàn
- Bước 1: Bác sĩ siêu âm nhằm xác định tuần thai và tình trạng nhau thai.
- Bước 2: Bác sĩ xác định được vị trí chọc ối an toàn cho mẹ và bé thông qua hình ảnh siêu âm. Sau đó, bác sĩ vệ sinh phần bụng của người mẹ với chất khử trùng rồi bắt đầu tiêm thuốc tê tại chỗ qua da.
- Bước 3: Bác sĩ sử dụng một đầu tiêm dài và mỏng để chọc vào vị trí đã khử trùng trước đó, rút khoảng 10 – 15ml nước ối trong vòng thời gian khoảng 30 giây. Dịch ối này sẽ được dùng làm mẫu xét nghiệm ADN thai nhi.
- Bước 4: Nước ối sau khi thu xong được bảo quản trong ống chuyên dụng vô trùng và dụng cụ đựng dịch nước ối phải được đậy nắp thật chặt để không bị trào hoặc rò rỉ ra bên ngoài. Điều kiện nước ối đạt yêu cầu là có màu vàng nhạt. Sau đó, các bác sĩ đem mẫu nước ối này đi kiểm tra bằng các xét nghiệm chẩn đoán cần thiết.
- Bước 5: Sau khi lấy nước ối, mẹ nằm nghỉ ngơi, bác sĩ sẽ kiểm tra lại tình trạng sức khỏe của thai nhi.
Cận cảnh quá trình chọc ối
Những lưu ý để tiến hành chọc ối xét nghiệm ADN an toàn
- Mẫu dịch nước ối cần được thu tại bệnh viện hoặc phòng khám có uy tín, người thu mẫu phải có kinh nghiệm.
- Các chuyên gia khuyến cáo nên thực hiện chọc dò ối trong vòng tuần thai thứ 15 đến 23. Nếu thực hiện sớm hơn thời gian này thì túi ối còn bé, nếu thực hiện muộn hơn thì kích thước thai nhi đã lớn hơn, tăng khả năng làm tổn thương thai nhi và túi ối.
- Thai phụ cần phải làm xét nghiệm để kiểm tra sức khỏe, thai nhi cần được siêu âm để xác định tuần thai cũng như tình trạng trước khi thực hiện thủ thuật chọc dò ối.
- Thai phụ được khuyến cáo uống nhiều nước và nhịn tiểu trước khi siêu âm.
- Mẹ bầu sau khi chọc ối xong có thể cần phải nằm lại bệnh viện khoảng 20 phút để bác sĩ theo dõi rồi mới được xuất viện.
- Hầu hết các thai phụ đều cảm thấy chọc ối không gây nhiều đau đớn nhưng vẫn cần theo dõi sức khỏe trong một vài ngày.
- Trong vòng 1 ngày sau khi chọc ối, thai phụ nên nghỉ ngơi, cần tránh mang vác đồ nặng, không quan hệ tình dục.
- Thai phụ cần quay lại bệnh viện hoặc liên hệ ngay với bác sĩ sản khoa nếu thấy xuất hiện một trong những dấu hiệu như sốt, buồn nôn, đau ở vùng vai, đau bất thường ở bụng dưới, chảy máu âm đạo, chảy dịch ở âm đạo.
Chọc ối xét nghiệm ADN bao lâu có kết quả?
Thường thì kết quả xét nghiệm ADN thai nhi bằng thủ thuật chọc dò ối được trả trong vòng 2 ngày sau khi thu mẫu. Kết quả xét này có thể được trả sớm nhất là trong vòng 4 giờ nhờ vào hệ thống máy móc tân tiến và chuyên môn cao của đội ngũ bác sĩ ngày nay. Tuy nhiên thời gian trả kết quả còn phụ thuộc vào phương pháp xét nghiệm và chất lượng mẫu nước ối.
Liệu có nên chọc ối xét nghiệm ADN?
Không thể kết luận rằng không nên dùng phương pháp này vì một số rủi ro như sảy thai bởi tỉ lệ sảy thai do chọc dò ối không cao. Tuy nhiên phương pháp này thường không được khuyến cáo, đặc biệt đối với sản phụ mang nhóm máu Rh- vì dễ có khả năng sảy thai. Khi tiến hành chọc ối xét nghiệm ADN, giữa thai nhi và thai phụ có hiện tượng xuất huyết.
Trong trường hợp cần tiết kiệm chi phí, nếu được bác sĩ chỉ định cần chọc nước ối để kiểm tra sàng lọc trước sinh hay cần làm xét nghiệm ADN huyết thống thì bạn cứ yên tâm vào các chuyên môn của các bác sĩ, máy móc cũng như độ an toàn của phương pháp này ở Việt Nam hiện nay. Nhưng nếu như có điều kiện về kinh tế, bạn nên chọn phương pháp xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn bởi nó an toàn hơn đối với sức khỏe của cả sản phụ và thai nhi.
TRUNG TÂM XÉT NGHIỆM ADN
Địa chỉ tại Hà Nội: Số 32 Đỗ Quang, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy.
Địa chỉ tại TP Hồ Chí Minh: Số 306, Nguyễn Văn Lượng, phường 16, quận Gò Vấp.
Địa chỉ tại Đà Nẵng: Số 48 Mai Dị, phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu.
Địa chỉ tại Hà Tĩnh: Số 24 – 26 Phan Đình Phùng, phường Nam Hà, Tp. Hà Tĩnh, Hà Tĩnh.
Hotline: 0966.053.058
Email: trungtamadn.lhb@gmail.com
Website: https://adnlhb.vn/
Facebook: https://www.facebook.com/TrungtamAdn