Chọc ối là một trong những phương pháp xét nghiệm ADN thai nhi phổ biến hiện nay. Khi chọn phương pháp xét nghiệm này bạn cần lưu ý những gì để quá trình xét nghiệm được chính xác, đảm bảo tính an toàn cao. Cùng chúng tôi tìm hiểu những điều cần lưu ý khi chọc ối xét nghiệm ADN.
Chọc ối là một trong những phương pháp xét nghiệm ADN phổ biến hiện nay
Chọc ối xét nghiệm ADN là gì?
Chọc ối xét nghiệm ADN là thủ thuật xâm lấn, lấy nước ối ra khỏi tử cung để thực hiện xét nghiệm ADN. Nước ối là chất lỏng bao phủ và làm nhiệm vụ bảo vệ, ngăn cản những tác động từ bên ngoài gây ảnh hưởng đến thai nhi. Trong nước ối có chứa tế bào thai nhi và nhiều loại protein khác nhau nên có thể dễ dàng lý giải vì sao nó được sử dụng để phân tích ADN.
Chọc ối xét nghiệm ADN là thủ thuật xâm lấn, lấy nước ối ra khỏi tử cung để thực hiện xét nghiệm ADN
Tại sao có thể chọc ối xét nghiệm ADN thai nhi?
Vì nước ối là môi trường sống của thai nhi và có khả năng tái hấp thu nên trong nước ối cũng có các tế bào ADN của thai nhi. Điều này là nguyên nhân giúp cho việc xét nghiệm ADN huyết thống có thể được diễn ra bằng thủ thuật chọc ối.
Nước ối bắt đầu xuất hiện từ ngày thứ 12 của thai kỳ và có vai trò nuôi dưỡng thai nhi phát triển nhờ các chất sinh dưỡng trong đó. Nước ối có chứa da, màng ối, và dây rốn của thai nhi – những tế bào chứa ADN, và các chuyên gia hoàn toàn có thể tách chiết để tiến hành làm xét nghiệm xác định quan hệ huyết thống với người cha, hoặc chẩn đoán các nguy cơ bệnh về di truyền thai nhi có khả năng mắc phải.
Trong nước ối cũng có các tế bào ADN của thai nhi.
Chọc ối xét nghiệm ADN được thực hiện khi nào thì an toàn?
Việc thực hiện chọc ối thường được diễn ra vào tuần thứ 15 đến tuần thứ 23 của thai kì, vì thời điểm này khả năng lấy nước ối thành công cao nhất, tỉ lệ gặp phải biến chứng cho cả mẹ và thai nhi là thấp nhất.
Do đó, các mẹ bầu được khuyên không nên chọc ối xét nghiệm ADN sớm hơn hay muộn hơi thời gian được khuyến nghị. Mặc dù trước khi chọc ối cần phải siêu âm để xác định tuần tuổi thai nhưng để đảm bảo an toàn cho cả thai phụ và thai nhi, mẹ bầu nên chủ động chú ý tuần tuổi thai để dễ dàng theo dõi và khám, xét nghiệm.
Chọc ối thường được diễn ra vào tuần thứ 15 đến tuần thứ 23 của thai kì
Chi phí chọc ối xét nghiệm ADN
Thông thường, chi phí xét nghiệm ADN xâm lấn bằng phương pháp chọc ối dao động từ 7.000.000 đến 8.000.000 đồng chưa bao gồm chi phí chọc ối.
Thời gian | Chi phí | Chi phí chọc ối |
1 – 2 ngày | 7.000.000đ | 2.000.000đ |
4 – 12 giờ | 8.000.000đ | 2.000.000đ |
Chi phí chọc ối dao động từ 7.000.000 đến 8.000.000 đồng
Những rủi ro khi thực hiện chọc ối xét nghiệm ADN
Chọc dò ối là thủ thuật xâm lấn trực tiếp vào môi trường sống của thai nhi nên chọc ối mang những nguy cơ tiềm ẩn như:
- Sảy thai
- Nhiễm trùng ối
- Bị rỉ ối
- Chấn thương thai nhi
- Nhạy cảm Rh-
- Chuột rút và chảy máu âm đạo
Nếu không thật sự cần thiết, trong trường hợp không bắt buộc phải xét nghiệm ADN thai nhi hoặc có đủ điều kiện làm xét nghiệm ADN không xâm lấn thì bạn nên cân nhắc những rủi ro. Do đó trước khi thực hiện bất kỳ xét nghiệm có xâm lấn nào, thai phụ và gia đình cần có sự tư vấn của các bác sĩ và chuyên gia để cân nhắc và đưa ra quyết định phù hợp nhất.
Nếu không thật sự cần thiết, trong trường hợp không bắt buộc phải xét nghiệm ADN thai nhi
- Bước 1: Bác sĩ siêu âm nhằm xác định tuần thai và tình trạng nhau thai.
- Bước 2: Bác sĩ xác định được vị trí chọc ối an toàn cho mẹ và bé thông qua hình ảnh siêu âm. Sau đó, bác sĩ vệ sinh phần bụng của người mẹ với chất khử trùng rồi bắt đầu tiêm thuốc tê tại chỗ qua da.
- Bước 3: Bác sĩ sử dụng một đầu tiêm dài và mỏng để chọc vào vị trí đã khử trùng trước đó, rút khoảng 10 – 15ml nước ối trong vòng thời gian khoảng 30 giây. Dịch ối này sẽ được dùng làm mẫu xét nghiệm ADN thai nhi.
- Bước 4: Nước ối sau khi thu xong được bảo quản trong ống chuyên dụng vô trùng và dụng cụ đựng dịch nước ối phải được đậy nắp thật chặt để không bị trào hoặc rò rỉ ra bên ngoài. Điều kiện nước ối đạt yêu cầu là có màu vàng nhạt. Sau đó, các bác sĩ đem mẫu nước ối này đi kiểm tra bằng các xét nghiệm chẩn đoán cần thiết.
- Bước 5: Sau khi lấy nước ối, mẹ nằm nghỉ ngơi, bác sĩ sẽ kiểm tra lại tình trạng sức khỏe của thai nhi.
Cận cảnh quá trình chọc ối
Những người không nên thực hiện chọc ối để xét nghiệm ADN
- Không tiến hành chọc ối với các mẹ bầu mắc bệnh tim mạch.
- Thai phụ có nhóm máu Rh- cũng không nên chọc ối vì dễ có khả năng sảy thai.
Thai phụ có nhóm máu Rh- cũng không nên chọc ối vì dễ có khả năng sảy thai.
Những điều cần lưu ý khi chọc ối xét nghiệm ADN
- Mẫu dịch nước ối cần được thu tại bệnh viện hoặc phòng khám có uy tín, người thu mẫu phải có kinh nghiệm.
- Các chuyên gia khuyến cáo nên thực hiện chọc dò ối trong vòng tuần thai thứ 15 đến 23. Nếu thực hiện sớm hơn thời gian này thì túi ối còn bé, nếu thực hiện muộn hơn thì kích thước thai nhi đã lớn hơn, tăng khả năng làm tổn thương thai nhi và túi ối.
- Thai phụ cần phải làm xét nghiệm để kiểm tra sức khỏe, thai nhi cần được siêu âm để xác định tuần thai cũng như tình trạng trước khi thực hiện thủ thuật chọc dò ối.
- Thai phụ được khuyến cáo uống nhiều nước và nhịn tiểu trước khi siêu âm.
- Mẹ bầu sau khi chọc ối xong có thể cần phải nằm lại bệnh viện khoảng 20 phút để bác sĩ theo dõi rồi mới được xuất viện.
- Hầu hết các thai phụ đều cảm thấy chọc ối không gây nhiều đau đớn nhưng vẫn cần theo dõi sức khỏe trong một vài ngày.
- Trong vòng 1 ngày sau khi chọc ối, thai phụ nên nghỉ ngơi, cần tránh mang vác đồ nặng, không quan hệ tình dục.
- Thai phụ cần quay lại bệnh viện hoặc liên hệ ngay với bác sĩ sản khoa nếu thấy xuất hiện một trong những dấu hiệu như sốt, buồn nôn, đau ở vùng vai, đau bất thường ở bụng dưới, chảy máu âm đạo, chảy dịch ở âm
Mẫu dịch nước ối cần được thu tại bệnh viện hoặc phòng khám có u.y tín, người thu mẫu phải có kinh nghiệm
Nếu đang gặp phải những vấn đề trên hoặc có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến thủ tục xét nghiệm ADN, bạn hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0966.053.058 để gặp chuyên viên của Trung tâm xét nghiệm ADN để được hỗ trợ và giải đáp thắc mắc.
———————————
TRUNG TÂM XÉT NGHIỆM ADN
Địa chỉ tại Hà Nội: Số 32 Đỗ Quang, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy.
Địa chỉ tại TP Hồ Chí Minh: Số 306, Nguyễn Văn Lượng, phường 16, quận Gò Vấp.
Địa chỉ tại Đà Nẵng: Số 48 Mai Dị, phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu.
Địa chỉ tại Hà Tĩnh: Số 24-26 Phan Đình Phùng, Phường Nam Hà, Thành phố Hà Tĩnh.
Hotline: 0966.053.058
Email: trungtamadn.lhb@gmail.com
Website: https://adnlhb.vn/