NHÓM MÁU CÓ QUYẾT ĐỊNH HUYẾT THỐNG KHÔNG?

Nhóm máu có quyết định huyết thống không? đây hẳn là nghi ngờ của rất nhiều người. Trước đây, trong các bộ phim cổ đại thường sử dụng phương pháp nhỏ máu nhận thân hoặc có nhiều trường hợp nhiều cha mẹ khi thấy con mình không cùng nhóm máu với mình thì nảy sinh nghi ngờ huyết thống. Hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời cho câu hỏi trên qua bài viết sau:

1. Nhóm máu là gì?

– Năm 1901, nhà bác học vĩ đại Karl Landsteiner đã phát hiện ra hệ nhóm máu ABO, mở ra kỷ nguyên mới trong thực hành truyền máu. Những năm sau đó, nhiều hệ nhóm máu hồng cầu khác đã được phát hiện như hệ nhóm máu Rh, Kell, Kidd, Duffy, Lewis, MNS…

– Mỗi hệ nhóm máu lại có các nhóm máu khác nhau do sự có mặt hay vắng mặt của kháng nguyên mang đặc tính di truyền trên bề mặt hồng cầu và kháng thể trong huyết thanh của người đó. Hệ nhóm máu Rh có hệ kháng nguyên đa dạng và phức tạp nhất với hơn 50 kháng nguyên, trong đó kháng nguyên D là phổ biến nhất.

Các hệ nhóm máu cơ bản

Hệ ABO có 4 nhóm máu: A, B, AB và O

Hệ Rh có 2 nhóm máu thường gặp là Rh(D) dương và Rh(D) âm, hay còn gọi là Rh(D)+ và Rh(D)-

Chỉ tính riêng 2 hệ nhóm máu ABO và hệ Rh, đã có 8 nhóm máu phổ biến như: A+; A-; B+; B-; AB+; AB-; O+; O- (A+ nghĩa là người đó vừa có nhóm máu A thuộc hệ ABO vừa có nhóm máu Rh(D)+ thuộc hệ Rh).

Hệ nhóm máu ABO gồm 4 nhóm máu là A, B, O và AB với tỷ lệ phân bố trong cộng đồng khác nhau ở từng chủng tộc. Ở Việt Nam, tỷ lệ này là: nhóm O khoảng 45%, nhóm B khoảng 30%, nhóm A khoảng 20% và nhóm AB khoảng 5%.

Hệ Rh có 2 nhóm máu thường gặp là Rh(D) dương và Rh(D) âm, hay còn gọi là Rh(D)+ và Rh(D)-. Ở Việt Nam, những người có nhóm máu Rh(D) âm (bao gồm nhóm O-, A-, B-, AB-) ước tính chiếm khoảng 0,1% dân số (trong 1.000 người mới có 1 người), nên được coi là nhóm máu hiếm.

2. Nhóm máu có di truyền không?

– Theo như di truyền học thông thường, khi thụ tinh thì một nửa bộ nhiễm sắc thể của bố sẽ kết hợp với một nửa bộ nhiễm sắc thể tương đồng của mẹ để tạo nên một bộ hoàn chỉnh. Có vô số gen trên các nhiễm sắc thể sẽ quy định các tính trạng của con người liên quan đến màu da, màu tóc, nhóm máu…

– Đối với nhóm máu trong di truyền học cũng được quy định dựa trên sự kết hợp giữa các gen tương đồng mang đặc tính trội hoặc lặn. Có vô số các tổ hợp gen khác nhau được kết hợp hoàn toàn ngẫu nhiên để tạo nên một nhóm máu riêng biệt. Vậy nên nếu bạn thắc mắc rằng nhóm máu có di truyền không, thì còn tùy thuộc vào gen quy định của nhóm máu đó trội hơn hay là lặn.

– Con sinh ra có thể mang cùng nhóm máu giống với bố hoặc mẹ, hoặc cũng có thể mang một nhóm máu khác tùy vào sự kết hợp của các gen di truyền. Không nhất thiết bố mẹ mang nhóm máu A thì con sinh ra cũng phải mang nhóm máu A. Nhóm máu có di truyền không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, đặc biệt là khi các gen kết hợp của bố và mẹ có thể tạo ra một nhóm máu mới của con khác với cả hai.

3. Nhóm máu có quyết định huyết thống không?

– Như đã phân tích ở trên, theo quy luật di truyền, nhóm máu của cha mẹ và con cái có thể giống hoặc không giống nhau nên dùng nhóm máu để kiểm tra huyết thống sẽ cho xác suất chính xác chỉ khoảng 30%. Đây là một xác suất thấp, không đủ thuyết phục để chứng minh quan hệ huyết thống.

Vì thế, thông qua các xét nghiệm máu thông thường xác định nhóm máu để nhận định quan hệ huyết thống là thiếu căn cứ và không được pháp luật công nhận.

– Tuy nhiên, trong số ít trường hợp cụ thể, gia đình nếu biết được nhóm máu của các thành viên vẫn có thể suy ra được mối quan hệ huyết thống. Chẳng hạn như bố mẹ có cùng nhóm máu O mà con lại mang nhóm máu A, B hoặc AB thì hẳn đó không phải con thực sự của họ.

4. Tại sao nhóm máu không quyết định huyết thống?

– Dựa vào quy luật di truyền, nhóm máu của con khác với nhóm máu bố mẹ là do tính trội và lặn của các nhóm máu trong hệ thống nhóm máu ABO và yếu tố Rh.

– Trong máu có chứa các kháng nguyên và kháng thể. Hai yếu tố này chính là điểm làm nên sự khác biệt giữa máu người này với máu của người khác. Dựa vào sự kết hợp của kháng thể và kháng nguyên mà ta có thể xác định nhóm máu.

– Có 2 hệ thống nhóm máu được sử dụng rộng rãi là hệ thống nhóm ABO và Rh+ hoặc Rh-. Sự kết hợp của 2 hệ thống này tạo nên 8 nhóm máu cơ bản là A+, A-, B+, B-, AB+, AB-, O+, O-.

Do đó, xác định huyết thống qua nhóm máu là thiếu tính khoa học, thiếu căn cứ.

5. Phương pháp xác định quan hệ huyết thống chính xác nhất

– Xét nghiệm ADN dùng các vật liệu di truyền có trong tế bào để phân tích, so sánh đối chiếu giữa những người tham gia xét nghiệm để đưa ra kết luận về mối quan hệ huyết thống. ADN của mỗi người trên trái đất này là khác nhau, song nó có ghi lại dấu hiệu di truyền qua các thế hệ.

Kết quả xét nghiệm ADN chính xác không?

– Dựa vào phân tích sự tương đồng của cấu trúc ADN giữa hai hay nhiều người, các chuyến gia có thể đưa ra kết luận về mối quan hệ huyết thống với độ chính xác lên đến hơn 99,99%. Kết quả này hoàn toàn đáng tin cậy vì xét nghiệm ADN không chỉ dùng trong các vấn đề dân sự như xét nghiệm ADN giải tỏa nghi ngờ mà còn được vận dụng trong việc làm thủ tục pháp lý, trong công tác pháp y, điều tra hình sự.

– Có thể nói xét nghiệm ADN đang là phương pháp hiện đại nhất, nhanh chóng và chính xác nhất hiện nay. Xét nghiệm ADN được chứng minh là có thể được thực hiện lên đến 25 đời, dựa vào dấu hiệu di truyền ADN nhân hoặc ADN nhiễm sắc thể trong 23 cặp nhiễm sắc thể mà con cái thừa hưởng từ cha mẹ.

Nếu đang gặp phải những vấn đề trên hoặc có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến thủ tục xét nghiệm ADN, bạn hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0966.053.058 để gặp chuyên viên của Trung tâm xét nghiệm ADN để được hỗ trợ và giải đáp thắc mắc.

———————————

TRUNG TÂM XÉT NGHIỆM ADN

Địa chỉ tại Hà Nội: Số 32 Đỗ Quang, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy.

Địa chỉ tại TP Hồ Chí Minh: Số 306, Nguyễn Văn Lượng, phường 16, quận Gò Vấp.

Địa chỉ tại Đà Nẵng: Số 48 Mai Dị, phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu.
Hotline: 0966.053.058

Email: trungtamadn.lhb@gmail.com

Website: https://adnlhb.vn/

Facebook: https://www.facebook.com/TrungtamAdn

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.