XÉT NGHIỆM ADN BẰNG NIÊM MẠC MIỆNG VÀ HƯỚNG DẪN TỰ THU MẪU TẠI NHÀ

Tế bào niêm mạc miệng là tế bào biểu bì bên trong khoang miệng và lưỡi. Niêm mạc miệng là mẫu phẩm được đánh giá là cho độ chính xác cao, ko gây đau đớn, thời gian xét nghiệm nhanh và chi phí thấp. Với những ưu điểm như vậy xét nghiệm ADN bằng niêm mạc miệng đang được rất nhiều người lựa chọn. Bài viết sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu tới bạn đọc xét nghiệm ADN bằng niêm mạc miệng và hướng dẫn tự thu mẫu niêm mạc miệng tại nhà

ADN có nhiều trong tế bào niêm mạc miệng

Tế bào niêm mạc miệng là gì?

Tế bào niêm mạc miệng là lớp tế bào mỏng bao phủ toàn bộ bề mặt khoang miệng, lớp màng này rất mỏng nên không thể nhìn thấy rõ bằng mắt thường. Tế bào của lớp niêm mạc miệng này rất dễ bong tróc khi bị chà xát.

Tế bào niêm mạc miệng là lớp tế bào biểu bì bao phủ bên trong khoang miệng. Tế bào niêm mạc miệng còn được gọi là tế bào niêm mạc má, hoặc màng nhầy.

Lớp tế bào niêm mạc miệng này rất dễ bong ra khi có lực tác động dù rất nhẹ. Ngay trong điều kiện bình thường như nhai hay nuốt thức ăn, các tế bào này cũng có thể dễ dàng bong ra. Khi các tế bào niêm mạc miệng bong ra, bạn cũng sẽ không có cảm giác gì khác lạ bởi vì nó không gây đau đớn. Sau khi bong, các tế bào này sẽ trộn lẫn trong nước bọt.

Đa số các tế bào trong cơ thể đều chứa ADN và tế bào niêm mạc miệng cũng không ngoại lệ. Không những vậy, tế bào niêm mạc miệng còn có những ưu điểm vượt trội so với các loại tế bào khác vì những đặc điểm như dễ lấy, an toàn khi thu mẫu, phù hợp với nhiều đối tượng. Do vậy mà xét nghiệm ADN bằng niêm mạc miệng luôn được ưu tiên sử dụng trên toàn thế giới.

 

Cấu trúc của niêm mạc miệng

Niêm mạc miệng bao gồm ba lớp cơ bản là biểu mô vảy phân tầng, màng đáy và lớp đệm. Ngoài ra, trong một số trường hợp còn có cả lớp dưới niêm mạc.

Cấu tạo của niêm mạc miệng

Lớp biểu mô

Biểu mô gồm 2 loại là biểu mô không sừng hóa và biểu mô sừng hóa.

Biểu mô không sừng hóa bao quanh vòm miệng mềm, môi trong, má trong, sàn miệng và bề bụng của lưỡi. Biểu mô không sừng hóa không có lớp bề ngoài biểu hiện cho sự sừng hóa, Loại biểu mô này có thể biến đổi thành loại sừng hóa dễ dàng khi cần phản ứng nhanh với chấn thương do ma sát hoặc các loại hóa chất độc hại.

Biểu mô vảy sừng hóa lại có ở vòm miệng cứng, nướu và khu vực vòm lưng của lưỡi. Trong niêm mạc miệng bị sừng hóa thì biểu mô bao gồm 4 lớp:

Stratum basale (lớp nền)

Stratum spinosum (lớp gai)

Stratum granulosum (lớp hạt)

Lớp sừng (lớp sừng hóa)

Lớp màng đáy

Lớp màng đáy hay còn được gọi với một cái tên khác là lớp nền. Lớp màng đáy nằm ở mặt phân cách giữa biểu mô miệng và lớp đệm, cũng tương tự như biểu bì và hạ bì.

Lớp đệm

Lớp đệm là một lớp mô liên kết dạng sợi, bao gồm mạng lưới các sợi collagen và elastin loại I và loại III ở một số vùng nhất định. Các nguyên bào sợi là các tế bào chính của lớp đệm, có chức năng sản xuất các sợi và các chất nền ngoại bào.

Lớp đệm gồm hai lớp là lớp nhú và lớp dày đặc.

Lớp nhú là lớp ở bề mặt của lớp đệm, bao gồm các mô liên kết với nhau lỏng lẻo trong nhú mô liên kết, mạch máu và mô thần kinh.

Ngược với lớp nhú, lớp dày đặc là lớp sâu hơn của lớp đệm, bao gồm các mô liên kết với nhau dày đặc với số lượng lớn các sợi. Giữa lớp nhú và lớp dày đặc là các mao mạch cung cấp dinh dưỡng cho tất cả các lớp của niêm mạc.

Lớp dưới niêm mạc

Không phải tất cả các tế bào niêm mạc miệng đều có lớp dưới niêm mạc. Lớp dưới niêm mạc nếu có sẽ nằm sâu trong lớp dày đặc của lớp đệm, tùy thuộc vào vị trí của niêm mạc miệng trong khoang miệng.

Lớp dưới niêm mạc thường có chứa mô liên kết lỏng lẻo và cũng có thể gồm cả mô mở hoặc tuyến nước bọt, xương hoặc cơ bên trong khoang miệng.

Trên thực tế, việc xác định ranh giới giữa lớp dưới niêm mạc và các mô bên dưới một cách rõ ràng. Thành phần cấu tạo và cấu trúc của lớp dưới niêm mạc miệng quyết định tính linh hoạt của sự gắn kết của niêm mạc miệng với các cấu trúc ở bên dưới.

Chức năng của niêm mạc miệng

Tế bào niêm mạc miệng có 3 chức năng chính:

• Chức năng bảo vệ: Một trong những chức năng chính của niêm mạc miệng là bảo vệ vật lý các mô bên dưới khỏi tác động của các lực cơ học trong quá trình ăn uống, sự tấn công của vi khuẩn và các chất độc hại trong khoang miệng. Niêm mạc sừng hóa được kết dính chặt chẽ với vòm miệng, lợi và 2 bên má trong.

• Chức năng điều tiết: Nước bọt là chất tiết chủ yếu của tế bào niêm mạc miệng. Nước bọt có chức năng bôi trơn, đệm pH và chức năng miễn dịch. Nước bọt chứa nhiều protein kháng khuẩn có chức năng bảo vệ hệ sinh thái miệng khỏi các tác nhân lây nhiễm.

• Chức năng cảm giác: Niêm mạc miệng chiếm một lượng lớn trong khoang miệng, đóng góp một phần vai trò cho việc cảm nhận cảm giác, nhiệt độ và mùi vị. Đặc biệt, niêm mạc miệng còn bao phủ mặt sau của lưỡi, cho phép lưỡi có khả năng cảm nhận vị.

• Chức năng điều chỉnh nhiệt: Mặc dù chức năng này dường như không có ở người, nhưng ở một số sinh vậy như chó dựa vào hơi thở hổn hển trong miệng để điều chỉnh nhiệt độ cơ thể.

Ngoài ra, khoang miệng còn được cho là nơi phản chiếu tình trạng sức khỏe của con người. Những thay đổi bất thường về tế bào niêm mạc miệng trong khoang miệng có thể cho biết dấu hiệu về tình trạng sức khỏe của cơ thể như bệnh tiểu đường hoặc thiếu vitamin. Ngoài ra, niêm mạc miệng cũng biểu thị việc sử dụng thuộc lá hoặc rượu bia.

Ưu điểm xét nghiệm ADN bằng niêm mạc miệng

–    Bản chất tế bào niêm mạc miệng là tế bào biểu bì trong khoang miệng và dễ bong tróc nên chỉ cần thao tác quẹt đầu tăm bông đã có thể thu được lượng lớn tế bào dùng cho xét nghiệm ADN huyết thống.

–    Bề mặt lớp niêm mạc miệng thường có lớp dịch nhày dính nên khi quẹt que tăm bông lớp niêm mạc bong ra bám dính tốt trên đầu bông.

–    Thao tác lấy mẫu an toàn, không gây đau nên có thể thu mẫu cho mọi độ tuổi từ trẻ sơ sinh đến người trưởng thành

–    Mẫu niêm mạc miệng có thể thu được cho cả người vừa truyền máu hay ghép tủy. Việc truyền máu hay ghép tủy chỉ ảnh hưởng đến mẫu máu (chứa tế bào máu của người khác) mà không ảnh hưởng đến mẫu niêm mạc miệng được sinh ra do chính các tế bào biểu bì của đối tượng được lấy mẫu.

–    Bảo quản mẫu niêm mạc miệng đơn giản, dễ dàng trong điều kiện khô thoáng, nhiệt độ phòng có thể giữ chất lượng mẫu tốt trong khoảng một vài tháng trước khi đưa vào phân tích mẫu.

Hướng dẫn thu mẫu niêm mạc miệng tại nhà

Hướng dẫn thu mẫu niêm mạc miệng tại nhà

Dưới đây là các bước thu mẫu niêm mạc miệng để xét nghiệm ADN:

✅ Chuẩn bị
– Giấy trắng sạch hoặc phong bì sạch, số lượng tương ứng với số người tham gia xét nghiệm.
– Tăm bông tiệt trùng mua ở hiệu thuốc với 1 đầu bông được cắt bỏ chỉ giữ lại 1 đầu bông. Mỗi người cần 2 que tăm bông.
✅ Tiến hành lấy mẫu tế bào niêm mạc miệng
– Bước 1: Làm sạch khoang miệng bằng nước lọc để loại bỏ mảng bám thức ăn. Đối với trẻ em, bạn nên cho trẻ uống từng thìa nhỏ.
– Bước 2: Dùng tăm bông đã cắt bỏ 1 đầu đưa vào khoang miệng, cọ đầu bông vào 2 bên má trong, mỗi bên xoay mạnh khoảng 10 – 20 giây, đảm bảo đầu bông thấm đẫm nước bọt..
Lặp lại thao tác lấy mẫu với má còn lại bằng 1 chiếc tăm bông khác.
– Bước 3: Sau khi lấy xong, bạn để đầu tăm bông khô tự nhiên trong khoảng 10 – 15 phút. Cần lưu ý không được để đầu tăm bông chạm vào bất kỳ vật dụng nào khác. Điều này có thể làm lây nhiễm vi khuẩn, virus hoặc bụi bẩn vào đầu tăm bông và gây ảnh hưởng đến chất lượng mẫu cũng như độ chính xác của kết quả.
Ngay sau khi lấy mẫu xong, bạn cần bỏ vào phong bì riêng và niêm phong kín để tránh xảy ra sự nhầm lẫn mẫu xét nghiệm. Bên ngoài phong bì, bạn cần điền đầy đủ thông tin hoặc có kí hiệu riêng để phân biệt giữa các mẫu.
𝗟𝘂̛𝘂 𝘆́: Bạn nên lấy mẫu niêm mạc miệng bằng 2 – 3 tăm bông hoặc hơn để phòng ngừa trường hợp xảy ra sai sót trong quá trình xét nghiệm.
✅ Gửi mẫu tới trung tâm xét nghiệm
Sau khi hoàn thành thao tác lấy mẫu, bạn nên gửi mẫu tới trung tâm xét nghiệm càng sớm càng tốt.
Trong trường hợp, bạn chưa thể gửi mẫu ngay tới đơn vị xét nghiệm thì có thể để phong bì chứa mẫu ở điều kiện phòng. Với mẫu tăm bông thấm mẫu nước bọt đã khô có thể bảo quản ở nhiệt độ thường từ 7 – 10 ngày hoặc lâu hơn.

Lưu ý: Nên tránh thu mẫu ngay sau khi ăn uống vì mẫu sẽ dễ bị nhiễm khuẩn. Vì thế, bạn có thể súc miệng thật sạch bằng nước lọc trước khi thu mẫu.

Ngoài ra, nếu bạn không thể thu được mẫu tế bào niêm mạc miệng hoặc bất cứ loại mẫu nào tốt hơn, bạn có thể bí mật sử dụng một số loại mẫu đặc biệt còn đọng lại lượng nhỏ ADN của người sử dụng để đem đi xét nghiệm. Với công nghệ hiện đại ngày nay, các chuyên gia hoàn toàn có thể xét nghiệm ADN mẫu thuốc lá điện tử, mẫu tóp thuốc lá, mẫu bàn chải đánh răng hoặc gạc tưa lưỡi trẻ sơ sinh,…

Việc thu mẫu tế bào niêm mạc miệng không những đơn giản và thuận tiện mà hình thức thu mẫu này hoàn toàn cho phép bạn có thể xét nghiệm ADN pháp lý tại nhà nếu người thu mẫu là các y bác sĩ tại trung tâm xét nghiệm có thẩm quyền, được cấp phép.

Nếu đang gặp phải những vấn đề trên hoặc có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến thủ tục xét nghiệm ADN, bạn hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0966.053.058 để gặp chuyên viên của Trung tâm xét nghiệm ADN để được hỗ trợ và giải đáp thắc mắc.

—————————-

Thông tin liên hệ

TRUNG TÂM XÉT NGHIỆM ADN

Địa chỉ tại Hà Nội: Số 32 Đỗ Quang, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy.

Địa chỉ tại TP Hồ Chí Minh: Số 306, Nguyễn Văn Lượng, phường 16, quận Gò Vấp.

Địa chỉ tại Đà Nẵng: Số 48 Mai Dị, phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu.
Hotline: 0966.053.058

Email: trungtamadn.lhb@gmail.com

Website: https://adnlhb.vn/

Facebook: https://www.facebook.com/TrungtamAdn

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.