XÉT NGHIỆM ADN BẰNG MÁU-ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM

Xét nghiệm ADN bằng máu từ trước đến nay vốn được coi là phổ biến và thông dụng nhất vì mẫu máu cho kết quả chính xác gần như là tuyệt đối, thời gian xét nghiệm nhanh và chi phí xét nghiệm cũng rẻ hơn những mẫu phẩm khác. Vậy xét nghiệm ADN bằng máu như nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau:

 

Xét nghiệm ADN bằng máu cho kết quả chính xác lên đến hơn 99,99%.

Chi phí xét nghiệm ADN bằng máu

Dưới đây là một số mức giá tham khảo cho xét nghiệm ADN bằng máu với các dịch vụ phổ biến nhất hiện nay.

Xét nghiệm ADN cha con, mẹ con dân sự

Thời gian Chi phí 2 mẫu Thêm mẫu thứ 3
1 – 2 ngày 2.800.000đ 1.250.000đ
6 – 24 giờ 3.800.000đ 1.500.000đ
4 – 6 giờ 4.800.000đ 1.900.000đ

Xét nghiệm ADN họ hàng

Xét nghiệm ADN họ hàng: xác định huyết thống theo dòng Cha
Thời gian Chi phí 2 mẫu Thêm mẫu thứ 3
1 – 2 ngày 4,000,000đ 1,500,000đ
6 – 24 giờ 5,500,000đ 2,000,000đ
4 – 12 giờ 7,500,000đ 2,400,000đ
Bảng giá xét nghiệm ADN họ hàng : xác định huyết thống theo dòng X
Thời gian Chi phí 2 mẫu Thêm mẫu thứ 3
3 – 5 ngày 4,000,000đ 1,500,000đ
2 ngày 6,000,000đ 2,000,000đ

Bên cạnh các dịch vụ xét nghiệm ADN dân sự, nhiều trung tâm còn cung cấp dịch vụ xét nghiệm ADN pháp lý bằng mẫu máu như làm giấy khai sinh, làm thẻ ADN cá nhân, làm thủ tục nhận con nuôi hay thủ tục xuất ngoại, làm visa,…

Chi phí xét nghiệm ADN có chi phí giao động từ 2.800.000 đồng – 7.500.000 đồng

Cơ sở xét nghiệm ADN bằng máu?

Rất nhiều người băn khoăn “trong máu có ADN không?”. Theo các nghiên cứu thì mẫu máu là mẫu phẩm chứa nhiều ADN nhất.

Lý giải cho điều này thì trong cơ thể, các tế bào máu là loại dung dịch đỏ được sinh ra từ các tế bào gốc trong tuỷ xương. Trong cơ thể tế bào là nơi chứa ADN – vật chất di truyền.

Ngoài ra, phương pháp này còn giúp xác định huyết thống ngay trong quá trình mang thai. Trong máu của người mẹ có chứa rất nhiều ADN tự do của em bé  nhờ đó có thể thực hiện xét nghiệm ADN bằng mẫu máu ngoại vi của người mẹ từ tuần thai thứ 7 trở đi.

Phương pháp này mang lại kết quả chính xác, đảm bảo an toàn cho mẹ và bé hơn hẳn các phương pháp xâm lấn khác như chọc ối xét nghiệm ADN.

ADN tự do của thai nhi trong máu của người mẹ

Xét nghiệm ADN bằng máu có chính xác không?

Với những ai đang băn khoăn “xét nghiệm ADN bằng máu có chính xác không” thì mẫu màu có độ ổn định cao, các phân tử ADN không bị biến tính, tỷ lệ chính xác lên đến 99.99999998%.

Cho đến thời điểm hiện tại thì đây được xem là phương pháp giám định được sử dụng phổ biến nhất, có kết quả sớm và độ chính xác gần như tuyệt đối.

Ưu điểm khi xét nghiệm ADN bằng mẫu máu

• Mẫu máu sau khi được thu được đựng trong ống nghiệm chuyên dụng  nên hạn chế nhiễm khuẩn

• Quy trình lấy mẫu máu nhanh chóng

• Quy trình tách chiết ADN từ mẫu máu cho kết quả nhanh

Mẫu máu sau khi được thu được đựng trong ống nghiệm chuyên dụng  nên hạn chế nhiễm khuẩn

Nhược điểm khi xét nghiệm ADN bằng mẫu máu

• Cần có dụng cụ và kỹ thuật viên lấy máu

• Vì phải thực hiện xâm lấn trên da nên sẽ có cảm giác đau đối với cả người lớn và trẻ nhỏ

• Không áp dụng đối với người đã từng truyền máu trong vòng 3 tháng trở lại

• Đối với một số người có da tay dày, việc lấy mẫu có thể phải lặp lại vài lần

• Với những người có tĩnh mạch quá nhỏ, việc xác định đúng vị trí lấy sẽ có chút khó khăn

Quá trình thu mẫu máu gây cảm giác đau 

Quy trình thực hiện thu mẫu máu chuẩn nhất

Tuỳ thuộc vào mục đích, hoàn cảnh của bản thân mà bạn có thể lựa chọn hình thức thu mẫu tại nhà hoặc thu mẫu tại trung tâm. Dưới đây là hướng dẫn quy trình thực hiện thu mẫu tại nhà và tại trung tâm:

Quy trình tự thu mẫu tại nhà

Đây là quy trình chỉ dành cho những ai có nhu cầu xét nghiệm ADN dân sự, tự nguyện và không thể đến trung tâm xét nghiệm hoặc bất đắc dĩ không thể nhờ được sự trợ giúp của nhân viên y tế. Các bước thực hiện tự thu mẫu máu xét nghiệm ADN diễn ra như sau:

Các bước thực hiện Lưu ý
Bước 1: Chuẩn bị

  • Chuẩn bị phong bì, túi đựng, bộ thu mẫu chuyên dụng.
  • Điền tên hoặc đánh dấu phân biệt các túi đựng của mỗi người tham gia xét nghiệm.
  • Chuẩn bị thẻ thu mẫu: Bẻ gập phần bìa che phủ mảnh giấy FTA thấm máu để tạo thành hình dạng giống bậc thang để máu sẽ không bị thấm lan ra bìa thẻ thu mẫu, đồng thời sẽ dễ phơi khô mẫu hơn.
Cẩn thận, chú ý tránh nhầm lẫn giữa các túi đựng mẫu máu của mỗi người.

Cần rửa tay, sát khuẩn thật sạch trước khi tiến hành thu mẫu.

Bước 2: Khởi động ngón

  • Trước khi thu mẫu, hãy lắc hoặc vẩy tay để cho máu dồn lên đầu ngón tay cho dễ dàng nặn máu.
  • Dùng bông cồn lau sát trùng ngón tay cần lấy máu trước khi chích kim.
Phải đeo găng tay và chỉ được cầm vào mép giấy.
Bước 3: Bắt đầu thu máu

  • Dùng đầu kim bấm nhẹ vào đầu ngón tay.
  • Nặn một lượng nhỏ máu để thấm vào thẻ FTA. Nên đợi giọt máu nặn ra thật to rồi mới thấm vào thẻ FTA để không cần phải nặn nhiều lần gây đau đớn.
Có thể chích kim ở phần cạnh bên trái hoặc bên phải đầu ngón tay thay vì chích ở chính giữa vì ở giữa tập trung nhiều dây thần kinh, dễ gây ra cảm giác đau buốt.

Nên làm các bước hoàn tất từng người một, tránh chạm tay vào phần thấm máu.

Bước 4: Gửi mẫu đến trung tâm xét nghiệm

  • Cho từng mẫu vào từng phong bì riêng của mỗi người.
  • Điền đầy đủ thông tin trên đơn đăng ký xét nghiệm.
  • Trực tiếp đem mẫu hoặc gửi mẫu xét nghiệm đến trung tâm qua đơn vị chuyển phát.
Trước khi gửi mẫu xét nghiệm nên liên hệ trung tâm để được nhận mẫu giấy đăng ký xét nghiệm. Điền đúng địa chỉ và thông tin trung tâm xét nghiệm.

Quy trình thu mẫu do nhân viên y tế thực hiện

Vì được lấy mẫu bởi người có chuyên môn nên chất lượng mẫu và độ an toàn cho người tham gia xét nghiệm được đảm bảo hơn. Hơn nữa, kết quả xét nghiệm ADN này còn được pháp luật công nhận nếu là xét nghiệm ADN hành chính. Dưới đây là mô tả quy trình thu mẫu máu do nhân viên y tế thực hiện:

Các bước thực hiện Lưu ý
Bước 1: Chuẩn bị

 

  • Chuẩn bị phong bì, bộ thu mẫu chuyên dụng.
  • Chuẩn bị thẻ thu mẫu: Bẻ gập phần bìa che phủ mảnh giấy FTA thấm máu để tạo thành hình dạng giống hình bậc thang để máu sẽ không bị thấm lan ra bìa thẻ thu mẫu, đồng thời sẽ dễ phơi khô mẫu hơn.
Nhân viên y tế hoặc nhân viên thu mẫu tại các trung tâm xét nghiệm sẽ sát khuẩn da bằng các dung dịch sát khuẩn chuyên dùng (thường là cồn).
Bước 2: Tiến hành thu mẫu

  • Nhân viên thu mẫu xét nghiệm ADN sẽ dùng bút máy bấm lấy máu ở đầu ngón tay hoặc đối với trẻ dưới 1 tuổi sẽ lấy ở gót chân.
  • Sau khi máu chảy ra, nhân viên y tế dùng vật dụng thu mẫu máu chuyên dùng ( giấy FTA) để thu mẫu đối với thu mẫu máu khô. Nếu thu mẫu dạng dung dịch máu sẽ được thu bằng cách dùng kim bướm và máy hút trọng lực âm để hút máu trong tĩnh mạch giảm tối đa mọi đau đớn cho người xét nghiệm.
Phải đeo găng tay và chỉ được cầm vào mép giấy.
Bước 3: Cất giữ, bảo quản mẫu

  • Sau khi thu xong nhân viên y tế sẽ cho mẫu máu vào phong bì ngay lập tức để đảm bảo không có sai sót trong quá trình xét nghiệm.
  • Viết tên và người cung cấp mẫu phải ký lên phong bì.
Nên làm các bước hoàn tất từng người một, tránh chạm tay vào phần thấm máu.
Bước 4: Hoàn tất hồ sơ (nếu xét nghiệm ADN hành chính)

 

  • Điền đầy đủ thông tin người tham gia xét nghiệm trên hồ sơ.
  • Chụp ảnh người tham gia xét nghiệm.
  • Lăn vân tay người tham gia xét nghiệm.
Người tham gia xét nghiệm phải trực tiếp có mặt trong lúc thu mẫu và làm hồ sơ.

Hiện nay, rất nhiều trung tâm xét nghiệm cung cấp dịch vụ thu mẫu tại nhà khách hàng nhằm đem đến trải nghiệm thuận tiện hơn cho khách mà vẫn đảm bảo tính pháp lý của kết quả xét nghiệm.

Lưu ý: Vì máu là loại mẫu cần bảo quản kĩ lưỡng, khi thu mẫu nên dùng dụng cụ chuyên dụng có yêu cầu cao về vô trùng. Hơn nữa, quá trình thu mẫu là quá trình xâm lấn, gây tổn thương nhẹ cho cơ thể nên các chuyên gia khuyến cáo không nên tự làm mà cần nhờ đến sự giúp đỡ của các nhân viên y tế.

Kết quả xét nghiệm ADN bằng máu có thể sử dụng làm gì?

Ngày nay, kết quả xét nghiệm ADN bằng mẫu máu không những giúp phá bỏ đi mối nghi ngờ về quan hệ huyết thống cha con mà kết quả xét nghiệm ADN bằng mẫu máu còn được ưu tiên và bắt buộc trong các vấn đề liên quan đến pháp lý và cá nhân.

Cụ thể kết quả xét nghiệm ADN pháp lý bằng mẫu máu có thể sử dụng để làm thủ tục làm khai sinh cho con, thêm tên bố vào giấy khai sinh, xét xử quyền thừa kế/ quyền nuôi con, làm visa/ nhập tịch hay làm thẻ ADN cá nhân,… cùng các loại thủ tục hành chính khác.

Lưu ý khi xét nghiệm ADN bằng máu

Không thể phủ nhận được rằng xét nghiệm ADN thông qua mẫu máu rất tiện lợi, hơn nữa đạt kết quả chính xác rất cao. Tuy nhiên, xét nghiệm ADN đôi lúc vẫn không cho ta những kết quả chính xác trong những trường hợp đặc biệt, mặc dù xác suất rất nhỏ, ví dụ do sai sót của chuyên viên y tế hay máy móc.

Bên cạnh đó, cần lưu ý rằng không phải ai cũng có thể xét nghiệm ADN bằng máu. Cụ thể, các trường hợp không thể xét nghiệm ADN bằng máu là:

  • Người có tiền sử ghép tủy (người hiến tủy không cùng huyết thống)
  • Người vừa được truyền máu (trong khoảng thời gian 3 tháng)

 Người vừa được truyền máu (trong khoảng thời gian 3 tháng) không nên xét nghiệm ADN bằng máu

Nếu đang gặp phải những vấn đề trên hoặc có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến thủ tục xét nghiệm ADN, bạn hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0966.053.058 để gặp chuyên viên của Trung tâm xét nghiệm ADN để được hỗ trợ và giải đáp thắc mắc.

———————————

TRUNG TÂM XÉT NGHIỆM ADN

Địa chỉ tại Hà Nội: Số 32 Đỗ Quang, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy.

Địa chỉ tại TP Hồ Chí Minh: Số 306, Nguyễn Văn Lượng, phường 16, quận Gò Vấp.

Địa chỉ tại Đà Nẵng: Số 48 Mai Dị, phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu.
Hotline: 0966.053.058

Email: trungtamadn.lhb@gmail.com

Website: https://adnlhb.vn/

Facebook: https://www.facebook.com/TrungtamAdn

 

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.